Thành lập Chi hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tại Saigontourist Group
Năm 2024, lần đầu tiên xuất khẩu cà phê Việt Nam vượt hơn 5 tỉ USD, khẳng định vị thế là nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Trong đó, Đắk Lắk - "Thủ phủ cà phê của Việt Nam" đóng góp khoảng 18% kim ngạch xuất khẩu, thương hiệu và Chỉ dẫn địa lý "Cà phê Buôn Ma Thuột" có mặt ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, ngành cà phê Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức như tỷ lệ chế biến sâu thấp, sản phẩm chưa đa dạng, áp lực cạnh tranh và tiêu chuẩn thị trường quốc tế ngày càng cao…Trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, UBND Tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam tổ chức Hội nghị Giao thương Quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt nhằm mở rộng cơ hội giao thương, xúc tiến đầu tư và tìm kiếm các giải pháp để thúc đẩy ngành cà phê Việt Nam phát triển bền vững. Chương trình diễn ra ngày 11.3, với gần 800 đại biểu, khách mời, trong đó có 200 khách mời quốc tế, gồm Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) đối tác thương mại các nước: Anh, Đức, Nhật Bản, Mỹ, Australia, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Brazil..., cùng các tổ chức cà phê Việt Nam, các bộ, ngành Trung ương, địa phương và đông đảo doanh nghiệp cùng tham gia thảo luận.Tại hội nghị, nhiều nội dung chuyên sâu đã được đưa ra thảo luận như thị trường và xu hướng tiêu dùng cà phê; tiêu chuẩn vùng trồng, sản xuất bền vững, định hướng cho ngành cà phê Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu; vai trò của doanh nghiệp trong việc nâng tầm cà phê Việt, xây dựng thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.Lần đầu tiên tham dự Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, bà Vanusia Noguiera, TGĐ Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) chia sẻ tại Hội nghị: "Hiện nay, giá cà phê Robusta liên tục tăng cao cho thấy nhu cầu ngày càng lớn trên toàn cầu. Việt Nam đang là cường quốc sản xuất, xuất khẩu cà phê Robusta lớn thế giới cần nâng cấp toàn diện, không chỉ trong sản xuất mà còn chú trọng ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến và tuân thủ các tiêu chuẩn phát triển bền vững để đáp ứng nhu cầu thị trường…". Yếu tố chuyển đổi bền vững trong ngành cà phê được được bà Vanusia Noguiera nhấn mạnh với ví dụ về Úc, "nơi có vùng trồng cà phê được chuyển đổi sang mô hình phát triển du lịch, và đã phát triển những bất động sản du lịch từ cà phê, có giá trị gia tăng cao".Trước đó, phát biểu tại khai mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, Ủy viên Trung ương Đảng - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo: "Để vượt qua những thách thức, ngành cà phê Việt Nam cần phải phát triển thông minh, tuần hoàn và bền vững, để tạo nên sự đột phá, nâng tầm thương hiệu và giá trị cà phê trên trường quốc tế".Tại Hội nghị Giao thương Quốc tế, Trung Nguyên Legend được tỉnh Đắk Lắk chọn trình bày tham luận chia sẻ về vai trò của doanh nghiệp trong việc nâng tầm vị thế cà phê Việt Nam và xây dựng thương hiệu Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới. Trong gần 30 năm phát triển, với tầm nhìn nâng cao giá trị cà phê không chỉ là một thức uống thông thường mà còn ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần… đến cà phê triết đạo, dưới sự dẫn dắt của nhà sáng lập - Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ, Trung Nguyên Legend đã nỗ lực xây dựng hệ sinh thái cà phê toàn diện trên ba cột trụ: Cà phê vật lý - Cà phê tinh thần - Cà phê xã hội. Thông qua các dòng "sản phẩm cà phê", "trải nghiệm cà phê" và "lối sống cà phê", Trung Nguyên Legend đã tiên phong "tạo ra làn sóng tiêu dùng cà phê Robusta Việt Nam trên toàn cầu" (theo Bloomberg), góp phần nâng cao giá trị hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột, chinh phục thế giới, và xây dựng Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới.Trong khuôn khổ Lễ hội lần này, nhà máy cà phê Trung Nguyên Legend có quy mô lớn Đông Nam Á cũng được động thổ. Nhà máy có vai trò đặc biệt trong việc định hình ngành cà phê Việt Nam khi tham gia vào chuỗi chế biến hết, chế biến sâu và chế biến tinh, tạo ra nguyên liệu giá trị cao đóng góp cho nhiều ngành công nghiệp khác. Bà Vanusia Noguiera, Tổng Giám đốc ICO, nhận định "đây là một hình mẫu cho sự phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho người nông dân, cộng đồng và người tiêu dùng trên toàn thế giới".Theo Tổ chức Cà phê thế giới, nhu cầu cà phê Robusta đang được ưa chuộng bởi chất lượng thơm ngon, tính bền vững và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Robusta sẽ là "tương lai của ngành cà phê". Trong đó, Buôn Ma Thuột, "quê hương hạt cà phê Robusta ngon thế giới" và là "trái tim của nền văn hóa cà phê Việt Nam", có vai trò trung tâm trong sự phát triển này.Từ những năm 2005, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức các hoạt động quảng bá văn hóa cà phê, mở đường cho sự hình thành và phát triển của 9 kỳ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột trong 20 năm qua. Đồng thời, tỉnh Đắk Lắk liên tục tổ chức các chương trình hội thảo, hội nghị phát triển cà phê bền vững với sự tham dự của các nhà khoa học, nhà văn hoá, chính khách lớn đến từ nhiều quốc gia để xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ cà phê thế giới. Năm 2012, tại diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum), Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend đã trình bày "7 sáng kiến chung cho ngành cà phê toàn cầu" nhằm hiện thực hóa xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ kinh tế, văn hóa cà phê có vị thế trên toàn cầu, góp phần đem về 20 tỉ USD/năm cho ngành cà phê Việt Nam.Năm 2022, thực hiện Kết luận số 67-KL/TW của Bộ Chính Trị, thành phố Buôn Ma Thuột đã triển khai đề án xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành Thành phố Cà phê của thế giới. Được sự tham gia của đông đảo các chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực, sự đồng hành của các doanh nghiệp cà phê, nhà đầu tư…, chỉ sau 2 năm, thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk nói riêng, ngành cà phê Việt Nam nói chung đã có những bước phát triển mạnh mẽ.Các công trình, điểm đến đặc biệt của Buôn Ma Thuột như Thành phố cà phê, Bảo tàng thế giới cà phê, Làng cà phê, cùng tour du lịch cà phê, các sản phẩm được sáng tạo nhằm nâng tầm cà phê trở thành văn hóa, nghệ thuật... thu hút đông đảo du khách, người yêu cà phê trong nước và quốc tế đến trải nghiệm, góp phần đưa Buôn Ma Thuột trở thành "Điểm đến của cà phê thế giới".Trong đó, khu đô thị Thành phố Cà phê đang dần hoàn thiện theo đúng tầm nhìn là đô thị lõi của Tây Nguyên và là "khu đô thị kiến tạo lối sống mới lành mạnh và tích cực từ cà phê cho cộng đồng" như hãng Warner Bros. Discovery nhận định. Bảo tàng thế giới cà phê, công trình biểu tượng của ngành cà phê Việt Nam là "bảo tàng độc vô nhị" (Discovery), "nơi du khách có thể đắm chìm hoàn toàn trong văn hóa cà phê" (National Geographic).Đặc biệt, ngay trong lễ khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, "Tri thức trồng và chế biến cà phê Đắk Lắk" đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức trao chứng nhận là Di sản Văn hóa phi Vật thể Quốc gia, làm nền tảng cơ sở cho tiến trình đưa "Cà phê sữa đá", "cà phê phin" của Việt Nam và vùng trồng cà phê Buôn Ma Thuột trở thành di sản văn hóa được UNESCO công nhận.Sáng nghiệp tại Buôn Ma Thuột, gần 30 năm qua, với sự dẫn dắt của Nhà sáng lập – Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ, sự phát triển của Tập đoàn Trung Nguyên Legend luôn gắn liền với những chính sách, định hướng phát triển của tỉnh Đắk Lắk nói riêng, và sự vận động chung của ngành cà phê thế giới nhằm đem về 20 tỉ USD/năm cho ngành cà phê Việt Nam.Trung Nguyên Legend đã tiên phong triển khai những dự án, sản phẩm nâng cao giá trị cà phê Robusta Buôn Ma Thuột và vị thế của thủ phủ cà phê. Đến nay, hơn 300 sản phẩm cà phê được sáng tạo từ cà phê Robusta Buôn Ma Thuột và hệ thống hơn 1.000 hàng quán cà phê đã được Trung Nguyên Legend xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia vùng lãnh thổ, đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại, và tăng trưởng mạnh tại các nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Dubai, Pháp và các quốc gia khu vực Đông Nam Á, châu Á, châu Âu,…Đặc biệt, sản phẩm cà phê của Trung Nguyên Legend trở thành "đại sứ cà phê ngoại giao" kết nối văn hóa Việt Nam với quốc tế, được lựa chọn phục vụ, hiện diện tại các Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu như APEC, ASEM, ASEAN, WEF, AFF,…Hãng truyền thông Bloomberg qua phim "Trung Nguyên Legend’s Vision for Vietnamese Coffee - The Robusta Awakening" đã nhận định Trung Nguyên Legend là thương hiệu tiên phong "thức tỉnh hạt cà phê Robusta Việt Nam", góp phần "khôi phục sự cân bằng giữa các quốc gia sản xuất và các quốc gia tiêu thụ cà phê". Theo Bloomberg,"khi Việt Nam và tương lai của cà phê ngày càng gắn kết, tách cà phê tiếp theo của bạn sẽ không bao giờ rời xa những hạt cà phê Robusta của Buôn Ma Thuột". Đồng thời, với khát vọng nâng cao vị thế cường quốc cà phê Việt Nam trên bản đồ thế giới, thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột, Việt Nam không chỉ trồng, sản xuất cà phê chất lượng cao mà còn phải là nơi phát huy những giá trị văn hóa, xã hội, hội tụ nghệ thuật chế biến, thưởng lãm cà phê toàn cầu, và là nơi khởi xướng cho tư tưởng, triết lý, văn hóa cà phê đặc sắc.Trong phim "The Tao of Coffee" do Warner Bros. Discovery phát sóng năm 2023, cùng việc đề cao tinh thần quyết tâm và những chính sách đúng đắn của chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương tỉnh Đắk Lắk, Trung Nguyên Legend được đánh giá là thương hiệu đi đầu trong "công cuộc thay đổi cái nhìn về cà phê Việt Nam trên trường quốc tế".Trong đó, Discovery lần đầu giới thiệu Thiền cà phê - một sản phẩm cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật do Trung Nguyên Legend sáng tạo đóng góp cho văn hóa cà phê thế giới. Theo Discovery,"mọi cách tiếp cận của Trung Nguyên Legend trong việc nâng cao giá trị cà phê Việt Nam không chỉ là một thức uống thông thường mà ở tầm mức cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần đến lối sống cà phê".Trong bài viết "The Tao of Coffee: From Beans to Beauty", theo CNN, Thiền cà phê được "lấy cảm hứng, năng lượng và trí tuệ từ chính cà phê và di sản rộng lớn của nó", nhằm thúc đẩy sự tỉnh thức và giàu có toàn diện.Đặc biệt, bộ phim "The Awakenings of Coffee" phát sóng trên kênh Discovery toàn cầu từ tháng 12.2024 đến nay, đã truyền tải được ý nghĩa sâu sắc của triết lý cà phê đến từ Việt Nam, mang đến một lối sống mới, thanh lành và truyền cảm hứng cho cộng đồng. Qua đó, Discovery cho thấy rõ cách Trung Nguyên Legend sáng tạo"biến hạt cà phê khiêm nhường… thành một đế chế toàn cầu", và khẳng định mạnh mẽ "Cà phê không chỉ là một thức uống mà còn là lối sống, một nguồn cảm hứng và năng lượng". Sự ủng hộ của các cơ quan nhà nước, tinh thần quyết tâm của chính quyền địa phương và chung tay đồng hành của cộng đồng các chuyên gia, người trồng, sản xuất cà phê, cũng như sự nỗ lực của những doanh nghiệp như Trung Nguyên Legend… đã và đang đưa Việt Nam chuyển mình từ một cường quốc xuất khẩu cà phê Robusta hàng đầu thế giới về sản lượng, chất lượng, từng bước vươn lên vị trí trung tâm, lấy Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới, khởi xướng cho tư tưởng, triết lý, văn hóa cà phê đặc sắc của Việt Nam. góp phần hiện thực hóa tầm nhìn 20 tỉ USD/ năm cho ngành cà phê Việt Nam, để một ngày "nói tới cà phê thế giới sẽ nghĩ tới Việt Nam".Cảm động về 'bữa ăn sáng 0 đồng' của người mẹ trẻ dành cho người khó khăn
Tại khu vực miền Trung - Tây nguyên, giá heo hơi hôm nay cũng tăng 1.000 đồng/kg ở một vài tỉnh và dao động trong khoảng 62.000 - 65.000 đồng/kg. Cụ thể, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, thương lái tại Quảng Ngãi thu mua heo hơi ở mức 64.000 đồng/kg, ngang bằng với Hà Tĩnh, Bình Định, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Bình Thuận. Cùng ghi nhận mức tăng trên, thương lái tại Quảng Trị đang thu mua heo hơi ở mức 63.000 đồng/kg, ngang bằng với Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Các địa phương khác không ghi nhận sự biến động về giá, trong đó, mức giá cao nhất khu vực 65.000 đồng/kg được ghi nhận tại Thanh Hóa, Nghệ An.
70.555 chủ rừng hưởng lợi từ bán tín chỉ carbon
Chiều 4.1, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức tọa đàm Nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt", với sự tham dự của anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam.Tọa đàm được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội, kết nối với 30 điểm cầu trực tuyến trên cả nước, thu hút gần 3.000 học sinh, sinh viên tham gia. Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có anh Nguyễn Tiến Hưng, Phó chủ tịch T.Ư Sinh viên Việt Nam, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội.Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" là danh hiệu cao quý của phong trào "Sinh viên 5 tốt" với 5 tiêu chí: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt. Trải qua 2 nhiệm kỳ hình thành và phát triển, phong trào "Sinh viên 5 tốt" đã thu hút đông đảo sinh viên đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu, khẳng định được vai trò đồng hành, hỗ trợ của tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam trong quá trình học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, mức độ nhận diện và sự ghi nhận, đánh giá về phong trào vẫn còn những vấn đề chưa tương xứng, thực trạng triển khai phong trào vẫn còn nhiều hạn chế. "Nhiều sinh viên vẫn đặt câu hỏi tham gia phong trào "Sinh viên 5 tốt" thì được gì. Vẫn có bộ phận sinh viên chưa biết đến phong trào, hoặc biết nhưng chưa hiểu rõ giá trị thiết thân của phong trào, mà nghĩ rằng chỉ là thành tích, khen thưởng. Vì vậy, cần có giải pháp tuyên truyền hiệu quả hơn", anh Triết lưu ý.Theo anh Triết, một số đơn vị thấy phong trào quan trọng, nhưng lại lúng túng trong giải pháp triển khai và tổ chức các hoạt động tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, phấn đấu đạt danh hiệu. Trong khi đó, chương trình đào tạo ở các trường học ngày càng rút ngắn, nên sinh viên chỉ tập trung cho việc học, ít thời gian quan tâm đến phong trào. Do có ít thông tin nên sinh viên chưa thấy được giá trị phong trào mang lại. Bên cạnh đó, nhiều trường học chưa đưa phong trào gắn liền với mục tiêu, triết lý giáo dục của nhà trường. "Làm sao để thầy cô ủng hộ phong trào thấy phong trào như là thương hiệu của nhà trường và là mục tiêu phấn đấu của thầy trò để có một thế hệ sinh viên 5 tốt, thì phong trào mới phát triển được", anh Triết trăn trở.Đồng thời, anh Triết cho rằng trong quá trình công nhận danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cần có các giải pháp ghi nhận nỗ lực của sinh viên, để làm sao khi chưa đủ 5 tốt, chỉ đạt 3 tốt, 4 tốt cũng được ghi nhận để các bạn phấn đấu vươn lên.Phát biểu đề dẫn tọa đàm, anh Nguyễn Tiến Hưng nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt". Anh Hưng cho biết, để phong trào thực sự đi vào thực tiễn và được triển khai đồng bộ, đảm bảo tính liên tục, thông suốt từ T.Ư đến cơ sở, đặc biệt là đảm bảo triển khai đến cấp chi hội, các đại biểu tham gia tọa đàm tập trung vào 3 nội dụng.Trong đó, cần nêu ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt" và giá trị của danh hiệu đối với học sinh, sinh viên trong quá trình rèn luyện, học tập và phấn đấu để đạt được danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" các cấp. Cùng đó, cần đưa ra giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong việc triển khai phong trào "Sinh viên 5 tốt" các cấp trong các nhà trường; nghiên cứu, cung cấp các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt"."Cần tập trung đánh giá, phân tích những khó khăn của sinh viên trong việc tham gia phong trào; đề xuất những nội dung và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng phong trào trong thực tiễn; những đề xuất, kiến nghị về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phong trào với các cấp bộ Hội, tổ chức Đoàn, các bộ, ban, ngành, đoàn thể các cấp. Đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc đồng hành, tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên sau khi đạt danh hiệu", anh Hưng chia sẻ.Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9.1.1950 - 9.1.2024), T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động gồm: tọa đàm "Nâng cao chất lượng phong trào sinh viên 5 tốt"; Ngày hội học sinh, sinh viên toàn quốc "Connet Fest 2025"; tuyên dương danh hiệu "Học sinh 3 tốt", "Học sinh 3 rèn luyện", "Sinh viên 5 tốt", "Tập thể sinh viên 5 tốt" cấp T.Ư và trao giải thưởng "Sao tháng Giêng"; chương trình nói chuyện truyền thống "Ngòi pháo Chín tháng Giêng". Chương trình nhận được sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Mấy ngày qua, mạng xã hội xuất hiện những đoạn clip một số người đi ô tô, xe máy không dám vượt đèn đỏ nhường đường xe cấp cứu gây tranh cãi. Có người sợ vượt đèn nhường đường sẽ CSGT phạt nguội. Có người lại sợ "phiền" vì phải chứng minh lỡ có bị thổi phạt. Trước tranh cãi này, Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) cho hay, xe ưu tiên là các loại xe được hưởng các quyền ưu tiên khi tham gia giao thông. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhường đường, không được cản trở xe được quyền ưu tiên.Như vậy, người dân khi tham gia giao thông phải nhường đường cho xe ưu tiên, gồm các loại xe sau theo Điều 27 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024:Các loại xe ưu tiên được nêu trên (trừ đoàn xe tang) không bị hạn chế tốc độ; được phép đi không phụ thuộc vào tín hiệu đèn giao thông, đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được. Riêng đối với đường cao tốc, xe ưu tiên chỉ được đi ngược chiều trên làn dừng xe khẩn cấp; phải tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, biển báo hiệu tạm thời. Xe ưu tiên được quyền đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào.Theo CSGT, xe ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ phải phát tín hiệu gồm: đèn phát tín hiệu ưu tiên, còi phát tín hiệu ưu tiên, cờ hiệu ưu tiên cụ thể của từng loại xe. Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại để nhường đường, trạm thu phí phải ưu tiên cho xe ưu tiên qua trạm trong mọi tình huống, không được gây cản trở.CSGT TP.HCM thông tin, theo Nghị định 168/2024, không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu đối với ô tô và từ 4 - 6 triệu đối với xe máy; đồng thời, người vi phạm bị trừ 4 điểm GPLX."Các xe ưu tiên là những xe đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người cũng như tình hình trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia. Do đó, chấp hành các quy định về xe ưu tiên, nhất là việc nhường đường cho xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ không chỉ là là nét đẹp văn hóa giao thông mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân", đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM nhấn mạnh.
Nông trại trái cây sạch rộng 40 ha
Tháng 1.2024, sau hơn 3 năm vừa học và kinh doanh, Triệu Vy đã cùng em gái mua được nhà cho mẹ tại TP.Vĩnh Long. Ngôi nhà hiện tại dùng để ở và là nơi gia công, sản xuất nến thơm. Sau khi tốt nghiệp, Triệu Vy cho biết sẽ dành toàn bộ thời gian để nghiên cứu và phát triển thương hiệu nến thơm. Ngoài ra, nữ sinh mong muốn học thêm kiến thức về kinh doanh để có thể điều hành hoạt động của thương hiệu được trơn tru hơn.